Có 15 kết quả được tìm thấy
Sáng 28/9, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố tổng kết Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017-2021, góp ý dự thảo Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh dại, giai đoạn 2022-2030 và mít tinh Ngày Thế giới phòng, chống bệnh dại.
Hiện nay, tuy không phải là mùa hè - thời điểm nắng nóng dẫn đến chó, mèo hay mắc bệnh dại, nhưng số người đến các cơ sở y tế tiêm phòng bệnh dại vẫn không giảm. Nguyên nhân là do, hầu hết đàn chó được nuôi trong dân không được kiểm soát, không có cơ quan quản lý chặt chẽ, dẫn đến vẫn xảy ra nhiều vụ chó cắn, gây sợ hãi cho người dân trong các khu dân cư.
Thời gian qua, trên địa bàn trong và ngoài tỉnh vẫn xảy ra những vụ bị thương và tử vong thương tâm do bị chó thả rông cắn. Theo số liệu của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh, từ đầu năm 2019 đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận gần 1.500 trường hợp đến tiêm phòng bệnh dại do bị chó cắn, trong đó chủ yếu là trẻ em. Đáng lo ngại hơn là hiện nay vẫn còn nhiều gia đình nuôi chó nhưng không tiêm phòng hoặc tiêm phòng không đúng định kỳ, thực hiện thả rông chó, dẫn đến nguy cơ dễ phát sinh lây lan bệnh dại và gây nguy hiểm cho cộng đồng.
Liên quan đến sự việc cả đàn chó hung dữ lao vào cắn khiến một cháu bé 7 tuổi ở huyện Kim Động (Hưng Yên) tử vong vào đầu tháng 4 vừa qua và thực tế cũng đã có không ít nạn nhân, nhất là trẻ em bị chó tấn công gây thương tích phải cấp cứu bệnh viện và tiêm phòng phơi nhiễm bệnh dại.
Tối 25/7, Bộ Y tế phát đi thông tin liên quan đến vắc xin phòng bệnh dại của Công ty Changsheng Biotechnology, Trung Quốc.
Con số mỗi ngày có từ 50-60 người đến tiêm phòng dại tại Trung tâm y tế dự phòng tỉnh trong những ngày tháng 6-7/2018 cho thấy, bệnh dại trên động vật (trong đó chủ yếu do chó, mèo cắn) đang gia tăng đột biến trong những ngày hè nắng nóng và có thể gây nguy cơ tử vong cao cho người dân nếu không được tiêm phòng phơi nhiễm kịp thời.
Để bảo vệ đàn vật nuôi cũng như phòng bệnh dại, các xã, thị trấn của huyện Hoa Lư đã chú trọng công tác tiêm phòng vụ xuân hè.
Những năm gần đây, bệnh dại trên địa bàn cả nước diễn biến phức tạp. Riêng tại Ninh Bình, từ năm 2015 đến nay đã ghi nhận 4 người tử vong do bệnh dại. Trong khi đó, việc tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo luôn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp. Đây là điều hết sức nguy hiểm, nhất là vào mùa hè, thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi để bệnh dại bùng phát mạnh nhất.
Ninh Bình hiện có trên 41 nghìn con chó, phần nhiều được nuôi dưới hình thức thả rông và không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại. Trong khi đó, từ những kết quả giám sát bệnh dại ở động vật và người cho thấy, chó nuôi là nguồn lây bệnh dại cho người nhiều nhất (khoảng 97%).
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 31/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt "Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017 - 2021" với mục tiêu khống chế bệnh Dại trên đàn chó nuôi và trên người vào năm 2021 nhằm tiến tới loại trừ bệnh Dại.
Tại nhà văn hóa xóm, ông Bùi Văn Hiệp, Trưởng xóm Tây, thôn Trung Trữ, xã Ninh Giang (Hoa Lư) cho biết: Thực hiện kế hoạch của Trạm Thú y huyện, hôm nay (30-3) xóm Tây tổ chức tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó trong khu vực theo hình thức tiêm tập trung với thành phần gồm: Trưởng xóm, thú y xã và công an viên.
Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm lây từ động vật (chó, mèo) sang người với tỷ lệ tử vong sau khởi phát là 100%. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ tiêm phòng vắc xin dại trên đàn chó, mèo ở tỉnh ta rất thấp, dưới 30%.
Ngày 9/9, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo về phòng chống bệnh dại khu vực châu Á lần thứ hai với sự tham gia của 150 đại biểu các nhà khoa học, chuyên gia y tế, nhà quản lý đến từ 32 quốc gia, vùng lãnh thổ. Các đại biểu cùng chia sẻ thông tin, biện pháp và kinh nghiệm, nghiên cứu mới nhất về bệnh dại nhằm xóa sổ căn bệnh này trên toàn thế giới.